Quy trình phòng ngừa và trị Bệnh EMS/AHPNS (hoại tử gan – tụy cấp) ở tôm

‘’Bệnh hoại tử gan tụy cấp’’ AHPND (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) ban đầu được gọi là ‘’Hội chứng chết sớm EMS’’ (Early Mortality Syndrome)

Bệnh EMS/AHPNS (hoại tử gan – tụy cấp) thường xuất hiện khoảng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.

 

Biểu hiện lâm sàng

Tôm bị AHPND giai đoạn đầu thường có biểu hiện vỏ mềm, bơi lờ đờ, rỗng ruột hoặc bị đứt đoạn, dạ dày không có thức ăn, gan tụy có màu từ nhạt đến trắng, có thể bị teo gan, giảm kích thước gan > 50%, tôm rớt đáy nhiều. Giai đoạn cuối của bệnh, các vết hoặc đốm đen do lắng đọng Melanin từ hoạt động của tế bào máu xuất hiện trong gan tụy. Khi đó tỷ lệ chết có thể lên đến trên 40%, thậm chí là chết hàng loạt 100%.

 

tom-bi-ems-teo-gan-chet-som

Tác nhân gây bệnh AHPND

Tác nhân gây bệnh được xác định là do nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND), chứa một plasmid (pVA1) khoảng 70 kbp với các gen mã hóa của độc tố PirAvp và PirBvp. Trước khi xác định được tác nhân gây bệnh này, AHPND có tên gọi là AHPNS (Hội chứng gan tụy cấp- Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome).

VpAHPND ban đầu đi vào dạ dày và sản sinh ra độc tố PirABvp trước, sau đó vào đến gan tụy nó lại sản sinh độc tố PirBvp gây bong tróc các tế bào biểu mô gan tụy, giai đoạn sau đó xuất hiện cả 2 loại độc tố này trong dạ dày cũng như ở gan tụy tôm. Điều đặc biệt quan tâm là các chủng V. parahaemolyticus độc lực và không độc lực đều kháng nhiều loại kháng sinh, cho thấy rằng việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cần được quản lý chặt chẽ hơn và nên có các biện pháp phòng ngừa, cạnh tranh sinh học thay thế.

Cách phòng ngừa

  • Sàng lọc, lựa chọn nguồn tôm giống chất lượng, test âm tính với các mầm bệnh.
  • Chuẩn bị tốt hạ tầng ao nuôi, phơi nền đáy ao, sát trùng ao, nguồn cấp nước nuôi…

Sử dụng các biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh EMS cho phép người nuôi có biện pháp xử lý kịp thời, giảm tối đa thiệt hại bởi diễn biến bệnh rất nhanh và bất ngờ.