Hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Để đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe, có một số hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Điều này còn giúp góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng của những món hàng xuất khẩu. Vậy tác động của những hóa chất này cụ thể là như thế nào và những loại sản phẩm gì đang bị liệt vào danh sách cấm sử dụng?
Tại sao lại có những hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản?
Có ba nguyên nhân chính khiến nhiều loại hóa chất bị liệt vào danh sách cấm trong nuôi trồng thủy sản là:
- Nhằm đảm bảo sức khỏe của những người nuôi trồng thủy sản: Được biết một số hoá chất có khả năng làm suy giảm sức khỏe và gây ra bệnh nguy hiểm khi sử dụng lâu ngày. Cụ thể đó là chloroform có khả năng tích tụ và gây hại cho việc sinh sản, dẫn đến ung thư. Hoặc các chất kháng sinh khác có thể gây dị ứng da, xuấtt huyết mũi, kích thích niêm mạc và tích tụ độc,…
- Nhằm bảo vệ môi trường: Những hóa chất kháng sinh khi được dùng nhiều và lâu dài sẽ rất dễ dẫn tới hiện tượng lờn thuốc. Hơn nữa, chúng còn là tác nhân khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng, vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại sinh sôi và tăng cao nguy cơ tạo thành dịch bệnh.
- Nhằm đạt tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu: Việc tồn đọng hóa chất trong hải sản khi xuất khẩu là vấn đề luôn được khắt khe kiểm định. Chính vì vậy, việc dùng những hóa chất cấm này rất dễ khiến người nuôi trồng tăng cao rủi ro kinh doanh thậm chí phá sản.
-
Văn bản quy định hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Chính do những nguyên nhân đang nhắc đến, Thông tư 08/VBHN-BNNPTNT (25/02/2014) đã có đề cập đến hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để làm cơ sở chung cho việc nuôi trồng thủy sản phù hợp, an toàn. Trong đó, danh sách những hóa chất cấm sử dụng được nêu cụ thể tại phụ lục 1 kèm theo.
-
Danh sách những hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
Danh sách sau đây được áp dụng cho những sản phẩm là thức ăn, thuốc trị bệnh, hóa chất xử lý môi trường nước, chất diệt khuẩn, khử trùng, chất bảo quản và kể cả kem bôi tay trong quá trình sản xuất, nuôi trồng. Cụ thể, không được dùng những sản phẩm:
STT Tên hoá chất, kháng sinh STT Tên hoá chất, kháng sinh 1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng 11 Green Malachite (Xanh Malachite) 2 Chloramphenicol 12 Ipronidazole 3 Chloroform 13 Các Nitroimidazole khác 4 Chlorpromazine 14 Clenbuterol 5 Colchicine 15 Diethylstilbestrol (DES) 6 Dapsone 16 Glycopeptides 7 Dimetridazole 17 Trichlorfon (Dipterex) 8 Metronidazole 18 Gentian Violet (Crystal violet) 9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) 19 Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ) 10 Ronidazole 20 Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin trong danh mục quy định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT -
Để đảm bảo cho sự an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường sống được duy trì tốt, việc loại bỏ những hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích trong việc nuôi trồng thủy sản và có vụ mùa thu hoạch năng suất nhất.