Phèn là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng hớn đến năng suất và chất lượng tôm. Vì vậy bước cải tạo ao trên vùng đất nhiễm phèn rất quan trọng, vậy cải tạo như thế nào? Bạn hãy theo dõi bài viết sau nhé.
Nguyên nhân
Phèn được hình thành từ vùng đất có chứa nhiều Sulphat cao, khi môi trường ở điều kiện kị khí và các hoạt động của vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó các gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với sắt (Fe) có trong đất tạo thành Fes2.
Đất nhiễm phèn thường có màu xám đen hoặc đỏ, việc cải tạo ao có chứa phèn rất vất vả, đặc biệt vào mùa mưa dễ gây xói mòn đất và xì phèn.
Phát hiện phèn
Nếu ao nuôi có ván màu vàng nhạt hoặc đỏ nổi trên mặt nước có thì trong ao có chứa phèn sắt (phèn nóng). Trường hợp đất quanh bờ có màu xám, nước ao đột ngột trong là do phèn nhôm (phèn lạnh) gây ra.
Tác hại
Khi nhiễm phèn, mang tôm có màu vàng, thân tôm chuyển sang màu vàng. Vỏ tôm có thể cứng hơn bình thường, tôm bỏ ăn sau mưa. Tôm bắt đầu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài. Nếu ao bị nhiễm phèn nặng tôm có thể tấp mé và chết rải rác do phèn bám vào mang tôm nhiều làm cản trở quá trình lấy ôxy của tôm trong ao. Nước ao chuyển màu và trở nên trong hơn hoặc màu trà nhạt nhưng khi kiểm tra không thấy tảo.
Đối với cá, khi độ phèn cao, da cá chuyển màu đen, cá gầy đi và chậm lớn, nếu pH xuống quá thấp có hiện tượng cá chết hàng loạt.
Các phương pháp xử lý phèn
-
Phương pháp sử dụng vôi bột
Mục đích để nâng pH, khử phèn cũng như tạo hệ đệm trong ao. Rải đều vôi từ trên bờ xuống đáy, nên thực hiện bón vôi trong chiều mát sau đó cấp nước vào ao. Sau khi bón xong nên đo và điều chỉnh pH đạt ở mức 7,5 trở lên.
-
Phương pháp dùng EDTA
Dùng EDTA để hạ phèn là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Đây là sản phẩm được phức hợp các loại muối và ethylene diamine tetra acetic acid, hàm lượng đậm đặt để xử lý nước ao nuôi tôm, nước nuôi cá … Ngoài chức năng hạ phèn EDTA còn được dùng để giảm kim loại nặng trong nước, khử clo, giảm độ cứng của nước, độ nhớt trong nước…
-
Sử dụng vi sinh
Hiện nay, phương pháp sử dụng vi sinh xử lý phèn được nhiều người nuôi sử dụng mang lại hiệu quả rất cao. Bằng cách sử dụng các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn, rải đều vào ao nuôi sau 3 – 5 ngày vi khuẩn sẽ phân hủy các chất gây phèn làm cho ao nuôi hết phèn. Ưu điểm của phương pháp này là rất tiết kiệm, vì không phải xử lý phèn lại nhiều lần, hiệu quả mang lại rất cao.
Quy trình xử lý ao bị phèn
Đối với ao nuôi bị nhiễm phèn tiềm tàng trong đất thì không nên phơi ao quá lâu, vì các vết nứt lớn sẽ chứa nhiều ôxy sẽ ôxy hóa Pyrit sắt. Khi cấp nước vào chất này sẽ được giải phòng tạo nên phèn đỏ rất khó để xử lý. Đối với ao đất phèn, nên tăng công suất của dàn quạt nước từ 25 lên 30 hp/ha . Nên thay dàn quạt cánh bằng quạt lông nhím nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm.
Lấy nước vào ao 1,2 – 1,5 m, khử trùng và bật quạt nước, đo lại pH. Nếu chỉ số pH vẫn thấp thì có thể dùng vôi và vôi đen (dolomite) hòa loãng lấy nước tạt vào buổi đêm liều lượng 2 – 4 kg/100 m2. Nếu nước bị đục và có váng phèn thì có thể dùng EDTA để keo tụ váng phèn. Nếu người nuôi có khả năng về kinh tế thì có thể đầu tư trải bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để ngăn xì phèn là tốt nhất.
Lưu ý: Sau mỗi trận mưa, nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn trên bờ có thể trôi xuống ao làm giảm pH. Do đó cần dùng Zeolite để keo tụ chất vẩn, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để khoáng hóa đáy ao. Đồng thời dùng vôi dolomite hòa vào nước ngọt 24 giờ và tạt đều xuống ao lúc 8 – 10 giờ đêm, với liều lượng 1,7 kg/100 m3 nước. Nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao trước khi trời mưa, khi mưa to mực nước ao nuôi lên cao. Cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng cống kết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.
Từ khóa liên quan
Đất nhiễm phèn
Cách cải tạo ao trên vùng đất nhiễm phèn
Cần tư vấn xử lý phèn hồ nuôi cá tại Phú Quốc