Ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm đang ở mức báo động, đe dọa sự sống của rừng phòng hộ, tiềm ẩn sự bùng phát dịch bệnh trên tôm và tác động xấu đến đời sống sản xuất của người dân. Việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết mà bà con cần phải quan tâm.
Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, các ao nuôi mọc lên như nấm tại khu vực “Đồng bằng sông Cửu Long” và các vùng ven biển, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, ý thức của người dân về việc sử dụng hóa chất độc hại, kháng sinh, quản lý ao nuôi chưa được cao, quy trình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp chưa được quan tâm nên dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường nuôi tôm, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
Tại Việt Nam, các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm trên cát,… đang được đẩy mạnh và đem lại lợi nhuận “khủng” cho nhiều doanh nghiệp. Liên tục vào đầu năm 2018, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết hàng loạt trên cả nước do ô nhiễm môi trường nước đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân.
Theo số liệu thống kê vào đầu năm 2019, Hà Tĩnh có khoảng 6.793 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trên tổng số 17.975 cơ sở. Chỉ tính mô hình nuôi tôm trên cát có tới 91 tổ chức/ cá nhân, vùng nuôi lớn nhất tập chung ở các huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Trong đó chủ yếu là các cơ sở nuôi tôm công nghiệp nhỏ lẻ, chưa có hệ thống xử lý nước thải, tiềm ẩn những nguy cơ cho nguồn nước.
Hình ảnh nước thải nuôi tôm thải trực tiếp ra kênh ngòi
Tại Cái Nước, một số hộ nuôi chủ quan, thiếu trách nhiệm thường xuyên bơm xả nước thải nuôi tôm ra sông rạch mà không qua xử lý để tiêu diệt mầm bệnh, điều này không những làm ô nhiễm nguồn nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan đến các hộ nuôi lân cận.
Thực tế cho thấy, việc mở rộng nhiều mô hình nuôi tôm cùng với kỹ thuật nuôi không cao đã tác động xấu đến môi trường, thiếu các giải pháp xử lý nước thải đã gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước và quay lại làm hại chính người nuôi tôm.
Nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm, nhưng phần lớn là do những tác động của con người gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao và thải ra môi trường bên ngoài mà không được xử lý triệt để. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh thì có tới 15 – 20% lượng thức ăn được sử dụng để phát triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn dư thừa và chỉ có 45% được sử dụng vào quá trình sinh trưởng của tôm. Phần lớn các loại thức ăn, hợp chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi và phát triển.
Mặt khác, trong nước nuôi tôm còn chứa dư lượng các loại chất kháng sinh, hóa chất, thuốc trị bệnh tôm,… đã được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài đã mang theo một lượng lớn hợp chất ni tơ photpho và các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
Qua cuộc rà soát của cơ quan chức năng: Tại Hà Tĩnh, tình trạng lạm dụng các loại hóa chất độc hại, không xây dựng công trình xử lý chất thải tại các hộ nuôi đang diễn ra phức tạp.
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh cũng cho biết: Nhiều hộ nuôi tôm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh để điều trị bệnh tôm không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều hộ nuôi bơm bùn thải ao tôm trực tiếp ra các kênh nội đồng, thải nước trực tiếp ra các kệnh thủy lợi hoặc ra biển khiến dịch bệnh lây lan, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chất thải chủ yếu là bùn thải chứa phân thủy sản, thức ăn dư thừa, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng, vôi,…
Một số nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm khác có thể kể đến như:
+> Do váng dầu và các chất thải sinh hoạt từ cảng
+> Chất thải từ các khu đô thị
+> Kim loại nặng trong nước gây ra
+> Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch trên biển
+> Các vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng cát, đá,..
Ngoài các nguyên nhân do con người gây ra thì yếu tố môi trường tự nhiên cũng “góp sức” tạo nên ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm như mưa bão, lũ lụt, sạt nở đất, xác chết sinh vật,….
Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm
Tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng. Người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước triệt để trước khi bơm xả ra môi trường bên ngoài. Các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ môi trường, xử lý nghiệm ngặt những trường hợp vi phạm nhằm răn đe ý thức của người dân, giúp ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển bền vững.
Tại Khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 179, ngày 14/11/2014 Chính phủ có quy định: Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng đối với những hành vi xả thải, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không tuân theo đúng quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường.
Bà con nên áp dụng các quy trìnhnuôi tôm sinh học, nói không với kháng sinh, vừa giúp tôm sạch bệnh vừa có thể bảo vệ môi trường. Trong suốt quá trình nuôi nên lưu ý các yêu cầu sau:
+> Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình
+> Xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao lắng và cấp nước qua lưới lọc để loại bỏ tạp chất.
+> Nuôi tôm mật độ vừa phải
+> Quản lý thức ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều gây dư thừa
+> Sử dụng các loại thiết bị đo nhằm kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi
+> Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp
+> Tiến hành Xi phong đáy thường xuyên
Ngoài ra, các doanh nghiệp, hộ nuôi cần phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại và quản lý chuyển giao chất thải đúng quy định, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung,…
Hóa chất xử lý nước Chlorine Aquafit – Xử lý nước cấp ao nuôi tôm
Sử dụng Chlorine là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm nước nuôi tôm một cách hiệu quả. Chlorine có khả năng diệt khuẩn, virus, tảo độc, phiêu sinh vật có trong nước, đồng thời có khả năng oxy hóa các vật chất hữu cơ. Sản phẩm được sử dụng trong xử lý nguồn nước cấp với liều lượng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng, độ pH, nhiệt độ, hàm lượng vật chất hữu cơ,… mà liều lượng sử dụng Chlorine là khác nhau.
Tại tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm bằng cách chọn bị trí nuôi nằm trong vùng quy hoạch; cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chuẩn; Ao nuôi lót bạt và được bố trí trong nhà lưới tránh chim chóc, hạn chế dịch bệnh; Hệ thống xử lý nước thải tập chung, áp dụng công nghệ tiên tiến.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm là nước quan trọng giúp cho ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển bền vững. Việc làm này cần phải có thời gian và sự góp sức giữa các Ban Ngành và ý thức của người dân tại các địa phương.