Tôm thẻ chân trắng cần đến sự lột xác để tăng kích thước và trọng lượng, điều này được lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời của chúng. Chính vì thế, người nuôi luôn muốn kích thích tôm lột xác đồng loạt, nâng cao năng suất và chất lượng tôm khi thu hoạch. Bên cạnh đó, tôm lột xác đồng đều giúp tăng khả năng kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh…
Tôm có lớp vỏ kitin giàu canxi bao bọc bên ngoài cơ thể tạo thành một khung xương chắc chắn bảo vệ cho các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, tôm sẽ bắt đầu lột xác để cơ thể phát triển. Thông thường, tôm sẽ có lột xác theo chu kỳ, và sau mỗi lần lột xác tôm sẽ tăng trưởng cả về kích thước lẫn trong lượng.
Thông thường, tôm thẻ chân trắng sẽ lột xác vào ban đêm, thời điểm từ 22h-2h sáng hôm sau. Những con tôm khỏe mạnh thì quá trình lột xác chỉ kéo dài khoảng 5-7 phút. Sau khi tôm lột vỏ, sức khỏe của tôm còn yếu và lớp vỏ kitin chưa hoàn thiện khiến tôm rất dễ bị nguy hiểm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ
- Trong nuôi thâm canh với mật dộ dày 60con/m2, khi tôm lột xác đồng loạt dẫn tới hiện tượng khoáng chất trong ao tôm giảm đột ngột, tảo có thể tàn đột ngột làm môi trường xấu đi dẫn tới tôm dễ mắc bệnh do nhiễm khuẩn hơn
- Tôm thường lột xác vào thời điểm trăng tròn, đây cũng là một bất lợi khi thời gian dễ nhiễm bệnh EMS nhât
- Nắm được thời điểm lột xác của tôm cũng giúp người nuôi có những biện pháp chuẩn bị trước cho thời kì quan trọng này được tốt hơn.Trước khi lột xác cơ thịt của tôm sẽ chắc chắn hơn, vỏ nhạt và giòn. Bên cạnh đó, ao tôm sẽ có bọt nước kéo dài, nước ao cũng nhớt và có vỏ tôm nổi trên bề mặt.
PH trong ao tôm
- pH là yếu tố môi trường quan trọng tác động đến quá trình lột xác của tôm. pH trong ngưỡng 7.8 – 8.2 là điều kiện thuận lợi nhất để tôm lột xác. Khi nằm ngoài ngưỡng này pH cao có thể làm tôm chết tôm do độc tính NH3 sẽ tăng rất cao.
Yếu tố dinh dưỡng
- Là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tôm khó lột xác. Tôm thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ chất để làm đầy vỏ nên vỏ không nứt ra để lột xác. Để tôm lột xác tốt cần cho tôm ăn đủ lượng thức ăn có hàm lượng đạm tổng số 32 – 45%.
Bổ sung khoáng chất
Khoáng chất là tác nhân rất cần cho sự sống và phát triển của tôm. 2 loại khoáng cần thiết cho quá trình này là khoáng đa lượng và vi lượng
- Khoáng MgSO4, MgCl2, CaCl2 được dùng trực tiếp và khá phổ biến hiện nay
- Khoáng vi lượng hữu cơ: Cu, Zn, Fe, Ca, Mg, Coban… dùng để trộn vào thức ăn hoặc pha lỏng giúp tôm dễ hấp thu hơn, đây cũng là một ưu điểm vượt trội mà khoáng vi lượng hữu cơ mang lại.
- Khoáng vi lượng rất thích hợp cho ao nuôi có mật độ cao vì độ an toàn cao, khả năng hòa tan trong nước tốt mà không tồn dư các gốc khác như Cl, SO4…
- Tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm, đây cũng là thời điểm pH xuống thấp, vì vậy nên đánh khoáng vào ban đêm cũng như trộn thêm khoáng vào bữa ăn chiều cho tôm.
- Bổ sung khoáng vi lượng hữu cơ trong thức ăn cũng giúp tôm có nhiều năng lượng để chuẩn bị tốt cho quá trình lột xác cũng như tích lũy thêm khoáng chất vào lớp vỏ cũ để tái sử dụng cũng như tạo ra lớp vỏ sơ cấp vững chắc hơn, rút ngắn thời gian yếu ớt sau lột xác.
Môi trường nuôi
- Môi trường nuôi không tốt ức chế các hoạt động, ảnh hưởng lớn đến quá trình lột xác của tôm. Vì vậy, cần chủ động điều tiết các thông số môi trường như: pH, độ kiềm, ôxy hòa tan, nhiệt độ… Bằng cách thực hiện cải tạo, xử lý môi trường nuôi, gây màu nước cho tốt, nuôi đúng thời vụ; Thả nuôi với mật độ vừa phải; Định kỳ thay nước để đảm bảo cho tôm phát triển và lột xác nhanh.
- Do một số bệnh: Trong quá trình nuôi tôm bị mắc một số bệnh như nấm, đóng rong, tôm còi… cũng khiến cho tôm chậm lột vỏ hoặc không thể lột vỏ. Phòng bệnh bằng cách quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm; thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp khác. Nếu tỷ lệ nhiễm cao, cần đồng thời tiến hành các biện pháp điều trị cho từng bệnh cụ thể.