CÁC BỆNH DO VIRUS NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

1. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Bệnh đốm trắng do virus (WSSV):

Đây là bệnh nguy hiểm nhất đối với tôm nuôi, gây tỷ lệ chết cao (90-100%) chỉ sau 3-5 ngày nhiễm bệnh. Nguyên nhân do một loại virus có tên là Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra. Virus này có acid nucleic là DNA, ký sinh trong nhân.Virus có độc lực rất mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường trên tế bào biểu mô da.

Bệnh lây lan nhanh chóng qua môi trường nước và có thể gây chết trên tất cả các giai đoạn từ ấu trùng, tôm giống tới tôm trưởng thành.

Nhận biết bệnh:

  • Tôm có biểu hiện hoạt động kém. Ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn.
  • Bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ.
  • Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng đồng đều từ 0.5-2mm, nhất là ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân.
  • Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân.
  • Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.
  • Khi bệnh nặng:
  • Các đốm trắng chiếm toàn bộ vỏ giáp.
  • Vỏ giáp bóc ra dễ dàng.
  • Ruột tôm không có thức ăn.

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV):

Bệnh gây tổn thương nặng nề cho cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô của tôm, dẫn đến tỷ lệ chết cao (50-80%). Nguyên nhân gây bệnh là virus Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus (IHHNV). Virus này có cấu trúc DNA sợi đơn có kích thước khoảng 4,1 Kbp, các hạt virus không có màng bao bọc, hình nhị thập diện, với đường kính trung bình khoảng 22nm. IHHNV được phân loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mới Brevidensovirus.

Bệnh IHHNV làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.

Nhận biết bệnh:

  • Tôm khi nhiễm bệnh sẽ giảm tốc độ tăng trưởng từ 10 – 30% và trọng lượng tôm không ổn định dẫn đến hiện tượng phân đàn.
  • Tôm trồi chậm lên mặt nước, kế tiếp bất động, rồi lăn lộn và từ từ ngửa bụng chìm xuống đáy bể. Tôm biểu hiện hoạt động này lặp lại cho đến khi chúng trở nên quá yếu và chết.
  • Tôm thẻ chân trắng:
  • chủy bị cong hoặc dị hình.
  • Các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo.
  • Tôm sú:
  • tôm thường chuyển sang màu xanh.
  • cơ bụng có màu trắng đục.
  • tôm thường chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi thả giống.

Bệnh đầu vàng (YHV):

Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của tôm, khiến tôm có đầu vàng, ăn ít và chết dần. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 100% sau 3-5 ngày nhiễm bệnh . Nguyên nhân gây bệnh  do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.

Bệnh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang, virus từ tôm nhiễm bệnh bài tiết ra môi trường hoặc một số tôm tự nhiên cũng nhiễm bệnh đầu vàng sẽ lây truyền cho các tôm trong ao nuôi.

Nhận biết bệnh:

  • Ở tôm 50 – 70 ngày tuổi, trước tiên tôm trở nên ăn nhiều một cách khác thường trong vài ngày, sau đó đột ngột ngừng ăn. Sau 1 – 2 ngày tôm bắt đầu lờ đờ trên mặt và ven bờ rồi chết, mức độ chết tăng dần.
  • giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng.
  • Mang tôm bệnh có màu trắng, vàng nhạt hay nâu 
  • Gan có vàng nhạt.
  • Thân màu nhợt nhạt.

Bệnh tôm còi trên tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV):

Bệnh khiến tôm còi cọc, chậm phát triển và có thể dẫn đến chết. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 30%. Nguyên nhân gây bệnh MBV (Monodon Baculovirus) là virus type A Baculovirus monodon, cấu trúc nhân (acid nucleoic) là ds ADN, có lớp vỏ bao, dạng hình que. Virus ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống gan tuỵ (Hepatopancreas) và tế bào biểu bì phía trước ruột giữa, virus tái sản xuất bên trong nhân tế bào vật nuôi.

Sau khi tế bào nhiễm MBV là giai đoạn sớm của tế bào chất biến đổi làm cho nhân tế bào sưng nhẹ, các nhiễm sắc thể tan ra và di chuyển ra sát màng nhân. Tế bào chất mất dần chức năng của chúng và hình thành giọt mỡ. Virus bắt đầu gây ảnh hưởng.

Nhận biết bệnh:

  • Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh sẫm.
  • Bệnh xuất hiện ở giai đoạn ZOEA 2, ấu trùng và Postlarvar bị bệnh sẽ giảm ăn, chậm phát triển, ruột giữa cho thấy một đường trắng dọc cơ thể.
  • Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi).
  • Gan tuỵ teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất

Bệnh Virus liên quan đến mang tôm (Gill Asociatedvirus – GAV):

 Bệnh gây tổn thương mang tôm, khiến tôm khó thở và chết dần. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 50%. Nguyên nhân gây bệnh  do virus GAV (Gill Asociatedvirus) là virus có acid nhân ARN chuỗi đơn, dạng ốc xoắn, hình que, kích thước 16-18 x 166-435nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.

Nhận biết bệnh

  • Tôm hôn mê, kém ăn và bơi trên tầng mặt và gần bời ao.
  • Cơ thể xuất hiện màu đỏ thẫm ở các phần phụ.
  • mang tôm chuyển sang màu hồng và vàng.

Bệnh đỏ đuôi (Hội chứng Taura- Taura syndrom virus – TSV)

Bệnh gây đỏ đuôi tôm, khiến tôm yếu đi và chết dần. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 40%. Nguyên nhân gây bệnh là Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae cấu trúc aixt nhân là ARN, virus hình cầu có 20 mặt, đường kính 30-32nm. Hệ thống gen (genome) là một mạch RNA, chiều dài 10,2kb, cấu trúc capsid có 3 phần (55, 40 và 24 kD) và một đoạn polypeptide phụ (58kD). Virus ký sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.. TSV lây nhiễm các mô toàn cơ thể như hạ bì và trung bì (ở các biểu mô và biểu bì), và ở mang. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy các cơ quan có nguồn gốc từ nội bì như gan tụy, ruột giữa, manh tràng, cơ và tim bị nhiễm TSV.

Tỷ lệ chết xuất hiện liên quan đến quá trình lột vỏ. Tuy nhiên nếu tôm sống lột vỏ được, chúng thường hồi phục sinh trưởng bình thường, mặc dù chúng có nhiễm liên tục virus.

Nhận biết bệnh

  • Bệnh giai đoạn cấp tính, đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh
  • Tôm chuyển màu đỏ nhạt, đặc biệt ở phần đuôi.
  • Hoại tử cục bộ: mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm dày lên.
  • Mềm vỏ, rỗng ruột.
  • Tỷ lệ chết cao (40-90%) khi lột xác.
  • Bệnh giai đoạn mãn tính
  • Vẫn bắt mồi bình thường.
  • Có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ ở các phần phụ.
  • Xuất hiện nhiều đốm đen trên lớp vỏ kitin (do cơ chế miễn dịch tự nhiên của tôm hoạt động).

2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ như:

  • Sử dụng tôm giống khỏe mạnh
  • Xử lý nước ao nuôi:
  • Diệt khuẩn trước khi thả giống.
  • Giữ môi trường nước ao nuôi ổn định.
  • Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước.
  • Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo thức ăn an toàn, vệ sinh, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm.
  • Bổ sung vi sinh vật có lợi:
  • Giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
  • Nâng cao sức đề kháng cho tôm.
  • Các loại vi sinh được khuyến cáo dùng hiện nay:

Vi sinh tổng hợp: ORPRO, EHP Aqua, EHP Pro, Bio Powder, Bio Tablet

Các chủng vi sinh đơn dòng:

  • Bacillus Clausii
  • Clostridium Butycicum
  • Bacillus Subtilis
  • Bacillus Licheniformis

Quản lý ao nuôi tốt:

    • Vệ sinh ao nuôi định kỳ.
    • Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên.
    • Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh kịp thời.
    • Diệt khuẩn trước khi thả giống.
    • Giữ môi trường nước ao nuôi ổn định.
    • Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước.
    • Giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
    • Ức chế sự phát triển của virus gây bệnh.
    • Nâng cao sức đề kháng cho tôm.
    • Vệ sinh ao nuôi định kỳ.
    • Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên.
    • Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh kịp thời.

Nguồn BQ&Q tổng hợp