Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

I. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

1 Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, tôm chết sớm (EMS/AHPND):

Đây là bệnh nguy hiểm nhất đối với tôm nuôi, gây tỷ lệ chết cao (70-100%). Nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND): VpAHPND mang plasmid pVA1 chứa gen mã hóa độc tố PirAvp và PirBvp, độc tố PirAvp và PirBvp tấn công vào gan tụy tôm, gây tổn thương tế bào và dẫn đến hoại tử.

Bệnh lây lan nhanh chóng qua môi trường nước và có thể ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn phát triển của tôm.

Nhận biết bệnh:

  • Tôm chết thường xuất hiện ở giai đoạn 10-30 ngày tuổi, có thể chết rải rác hoặc bùng phát gây chết hàng loạt.
  • Tôm bệnh thường bơi lờ đờ, yếu ớt, bỏ ăn, tập trung nhiều ở mé bờ ao, ruột rỗng hoặc có thức ăn không tiêu hóa.
  • Phân tôm: Màu đục hoặc trắng.
  • Mức độ bệnh nặng:
    • Gan tụy: Nhũn nát, teo lại hoặc sưng to, màu nhạt hoặc trắng đục.
    • Vỏ tôm: Mềm, dễ bóc, có thể bị đốm trắng hoặc đốm đỏ.
    • Chi tôm: Đen hoặc đỏ.

2 Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD):

Bệnh gây tỷ lệ chết cao (30-100%) ở giai đoạn ấu trùng tôm, nguyên nhân chính gây bệnh được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

Nhận biết bệnh:

  • Tôm bệnh biểu hiện dạ dày và ruột rỗng trắng, bề ngoài trong suốt, gan tuỵ mờ đục, cơ thể mờ nhạt và teo nhỏ. Giai đoạn xuất hiện bệnh PL3 – PL12, chủ yếu trên PL5 – PL7. Tôm con yếu ớt, bơi lờ đờ, tập trung ở đáy ao.
  • Tôm con chết rải rác hoặc hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
  • Mức độ bệnh nặng có thể khiến đáy ao bám nhiều xác tôm con chết.

3 Bệnh đốm trắng do vi khuẩn (bacterial white spotsyndrome – BWSS):

Bệnh gây ra các đốm trắng trên vỏ tôm, gây tỷ lệ chết cao (20-40%). Nguyên nhân chính gây bệnh BWSS được xác định là do vi khuẩn thuộc họ Bacillaceae. Một số chủng vi khuẩn phổ biến gây bệnh BWSS bao gồm: Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Aeromonas hydrophila

Nhận biết bệnh:

  • Xuất hiện nhiều đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ ở giữa rỗng, đốm phân bố rải rác khắp cơ thể nhưng mật độ ít hơn virus WSSV.
  • Kích thước đốm trắng thường nhỏ hơn 0,5 mm.
  • Vỏ tôm có thể bị ăn mòn, mất màu sắc đặc trưng.
  • Gan tụy có thể có màu vàng hoặc trắng.
  • Ruột có thể bị teo nhỏ hoặc có nhiều dịch nhầy.
  • Tôm bơi lờ đờ, yếu ớt, bỏ ăn.
  • Tôm chết rải rác hoặc hàng loạt.

4 Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB):

Bệnh ảnh hưởng đến gan tụy của tôm, gây tỷ lệ chết cao (20-30%). Bệnh Hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPBD), còn được gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn (AHPND-B), là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tôm sú và tôm thẻ chân trắng, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm.

Nguyên nhân chính gây bệnh NHPBD được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND -B) mang plasmid pVA1.

Nhận biết bệnh:

  • Xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc các mảng lớn màu tối hoặc đen, thường xuất hiện ở phần vỏ giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5 và 6.
  • Vỏ tôm mỏng, mềm, dễ bóc.
  • Có thể có các tổn thương phụ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu…
  • Gan tụy: teo nhỏ, màu trắng đục hoặc vàng nhạt, có thể bị hoại tử.
  • Ruột rỗng hoặc có thức ăn không tiêu hóa.
  • Tôm có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm.
  • Tôm chết rải rác hoặc tập trung nhiều ở mé bờ ao.
  • Phân tôm màu trắng.

5 Bệnh đen mang (tím mang):

Bệnh do vi khuẩn Vibrio, đặc biệt là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus tấn công vào mang tôm, gây ra các tổn thương và làm cho mang tôm chuyển sang màu đen hoặc tím. Bệnh gây tổn thương mang tôm, khiến tôm khó thở và chết dần, gây tỷ lệ chết cao (15-25%).

Nhận biết bệnh

  • Mang tôm chuyển sang màu đen hoặc tím
  • Tôm yếu, bỏ ăn, bơi lờ đờ
  • Tôm giảm hô hấp
  • Tôm chết hàng loạt

6 Bệnh đốm đen (NHPB)

Bệnh hoại tử gan hay còn gọi là bệnh đốm đen gây ra bởi vi khuẩn Necrotizing hepatopancreatitis bacterium, bệnh gây đốm đen trên vỏ tôm, khiến tôm yếu đi và chết dần, gây tỷ lệ chết trung bình (5-15%).

Nhận biết bệnh

  • Xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc các mảng lớn màu tối hoặc đen, thường xuất hiện ở phần vỏ giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5 và 6. Kích thước đốm đen thường nhỏ hơn 0,5 mm.
  • Vỏ tôm có thể bị ăn mòn, mất màu sắc đặc trưng.
  • Có thể có các tổn thương phụ như mòn đuôi và vảy râu, cụt râu…

7 Bệnh vi khuẩn dạng sợi – Filamentous Bacterial Disease:

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn dạng sợi (Actinomycetes, Flexibacter, Nocardia) gây ra. Vi khuẩn bám trên vỏ và mang tôm, khiến tôm yếu đi và chết dần, gây tỷ lệ chết thấp (2-10%), chúng phát triển mạnh trong môi trường nước ô nhiễm, thiếu oxy, pH nước không ổn định. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm qua đường tiêu hóa, bám vào thành ruột và phát triển thành các sợi dài.

Nhận biết bệnh

  • Ruột: Bị tắc nghẽn bởi các sợi vi khuẩn dạng sợi màu trắng hoặc nâu, dài 1-2 cm, dày 0,5-1 mm.
  • Gan tụy: Có thể bị teo nhỏ, nhợt nhạt.
  • Tôm có thể chậm lớn, biếng ăn, bỏ ăn.
  • Tôm có thể bơi lờ đờ, yếu ớt.
  • Phân tôm có thể màu trắng hoặc đục.
  • Tôm chết rải rác hoặc tập trung nhiều ở mé bờ ao.

8 Bệnh đốm đỏ (Vibrio alginolyticus):

Bệnh do vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây ra, tạo ra các đốm đỏ trên vỏ tôm. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 5%.

Nhận biết bệnh

  • Xuất hiện các đốm đỏ rỉ sét, kích thước 1-5 mm, trên vỏ tôm, đặc biệt là ở phần vỏ giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5 và 6.
  • Các đốm đỏ có thể lan rộng và bao phủ toàn bộ vỏ tôm.
  • Vỏ tôm có thể bị mềm, mỏng, dễ bóc.
  • Gan tụy có thể bị teo nhỏ, nhợt nhạt.
  • Ruột có thể bị viêm, xuất huyết.
  • Tôm có thể bơi lờ đờ, yếu ớt, bỏ ăn.
  • Tôm có thể nổi đầu trên mặt nước.
  • Tôm chết rải rác hoặc tập trung nhiều ở mé bờ ao.

9 Bệnh hoại tử cơ (Vibrio parahaemolyticus):

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, khiến cơ tôm bị hoại tử. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 3%.

Nhận biết bệnh

  • Không có dấu hiệu bất thường cụ thể.
  • Cơ bắp tôm bị hoại tử, chuyển màu trắng đục hoặc vàng nhạt.
  • Cơ thể tôm mềm nhũn, dễ bóc vỏ.
  • Tôm bơi lờ đờ, yếu ớt, bỏ ăn.
  • Tôm có thể nổi đầu trên mặt nước hoặc chìm đáy ao.
  • Tôm chết rải rác hoặc tập trung nhiều ở mé bờ ao.

10 Bệnh đường ruột do Vibrio:

Bệnh do vi khuẩn Vibrio (Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus,...) Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm qua đường tiêu hóa hoặc các vết thương trên cơ thể và tiết ra độc tố làm tổn thương đường ruột của tôm. Tỷ lệ chết do bệnh này có thể lên đến 2%

Nhận biết bệnh

  • Đường ruột tôm bị đứt khúc, teo nhỏ hoặc sưng to.
  • Ruột có thể chứa thức ăn không tiêu hóa hoặc dịch nhầy.
  • Phân tôm có thể màu trắng hoặc đục.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ:

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ như:

1 Sử dụng tôm giống khỏe mạnh

  • Chọn từ cơ sở uy tín, kiểm dịch kỹ lưỡng.
  • An toàn sinh học: Cần test và sàng lọc âm tính mầm bệnh nguy hiểm

2 Xử lý nước ao nuôi

  • Sên vét bùn, phơi đáy ao, diệt khuẩn trước khi thả giống.
  • Xây dựng hệ thống ao lắng, xử lý nước.
  • Giữ môi trường nước ao nuôi ổn định.
  • Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước.

3 Quản lý nguồn thức ăn

Đảm bảo thức ăn an toàn, không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung hỗn hợp vitamin C, vitamin E, vitamin tổng hợp, betaglucan và phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm.,

4 Quản lý ao nuôi tốt:

    • Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên.
    • Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh kịp thời.
    • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
    • Nâng cao sức đề kháng cho tôm.
    • Vệ sinh ao nuôi định kỳ.

5 Bổ sung vi sinh vật có lợi:

  • Giúp cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
  • Nâng cao sức đề kháng cho tôm.

6 Các loại vi sinh có thể dùng

  • Bacillus Clausii
  • Bacillus Clostridium Butycicum
  • Baccilus Subtilis
  • Bacillus Licheniformis
  • Bacillus Megaterium
  • Bacillus Amyloliquefaciens
  • ORPRO, EHP Aqua, EHP Pro, Bio Powder, Bio Tablet

               

                                       EHP PRO                                               VI SINH VIÊN 3GR

 

Hiện BQ&Q cung cấp đa dạng các dòng vi sinh đơn dòng và tổng hợp được nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ… để biết thêm thông tin sản phẩm, quý khách có thể truy cập website: www.bqq.com.vn hoặc hotline 19009030 – 0788579679

Nguồn: BQQ Tổng hợp