SỰ KHÁC NHAU GIỮA BỆNH TDP VÀ EMS, BIỆN PHÁP KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH

Sự Khác Nhau Giữa Bệnh Tdp Và Ems, Biện Pháp Khuyến Cáo Phòng Bệnh

I. So sánh bệnh TPD và EMS.

  EMS/ AHPND TPD
Giai đoạn phát bệnh Mọi giai đoạn tôm đều có thể nhiễm bệnh, thường gặp ở giai đoạn từ lúc mới thả giống đến khoảng 30 ngày Từ PL3 đến khoảng 20 ngày đầu thả giống
Dấu hiệu nhận biết (1) Giai đoạn đầu của bệnh EMS chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy bị mờ đục, đường ruột vẫn đầy thức ăn, màu gan bình thường.

(2) Khoảng mờ đục rộng hơn, gan đổi màu, dạ dày màu đỏ và chuyển đục, có và không có thức ăn.

(3) Gan giảm kích thước và chuyển sang màu vàng nhạt, ruột lỏng, tôm lờ đờ bỏ ăn.

(4) Gan tụy teo, dạ dày và ruột trống, tổn thương nghiêm trọng ở ống thận, tôm yếu và hao hụt dần.

(1) Gan tụy của tôm nhợt nhạt hoặc không màu.

(2) Đường tiêu hóa trống rỗng.

(3) Cơ thể trong suốt hoặc trong mờ.

(4) Hậu ấu trùng chìm xuống đáy, hoạt động không bình thường.

 

Tỷ lệ chết Tỷ lệ chết cao khi bị nhiễm bệnh trong vòng 3 ngày, từ 70% – 100% Tỷ lệ chết đối với hậu ấu trùng (PL4-PL7) có thể lên đến 90-100% chỉ sau 1 ngày, và đến 100% trong vòng 3 ngày khi nhiễm bệnh
Nguyên nhân gây bệnh Vi khuẩn vibrio parahaemolyticus nhiễm phage và làm cho vi khuẩn tiết ra độc tố khiến tôm bị yếu và giảm sức đề kháng. Vibrio parahaemolyticus (Vp-JS20200428004-2), nó có độc lực mạnh hơn so với vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/ AHPND

II. Biện pháp khuyến cáo phòng bệnh

Bệnh EMS/ AHPND và TPD được xác định là do vi khuẩn gây ra, vì thế, chúng ta có
thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp dưới đây:

1. Nguồn tôm sạch bệnh

– Lựa chọn tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh.
– Kiểm tra nguồn thức ăn tươi sống dành cho tôm bố mẹ, đảm bảo nó không mang
mầm bệnh.
– Sàng lọc, lựa chọn nguồn tôm giống chất lượng, test âm tính với các mầm bệnh.

2. Nguồn nước, hạ tầng ao nuôi

– Đảm bảo môi trường, nguồn nước, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải sạch
khuẩn.
– Sên vét bùn, phơi nền đáy ao, sát trùng ao và nguồn cấp nước nuôi,…
– Cần xây dựng hệ thống ao lắng, ao xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi
– Kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường (khí độc NH3, H2S, NO2; pH; độ kiềm; tảo,…) và duy trì ở ngưỡng thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của tôm. Quản lý tảo và môi trường nước ổn định bằng các chế phẩm vi sinh.
– Tránh lạm dụng chất diệt khuẩn và kháng sinh trong quá trình nuôi, giúp giảm được tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và bùng phát mạnh hơn.
– Trong quá trình thu tôm, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn trước khi xả ra ngoài, hạn chế lây nhiễm.
– Đối với bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD) người dân cần có ao gièo để gièo tôm lại sau 7 đến 20 ngày nếu không có biểu hiện bệnh TPD thì chuyển qua ao nuôi để hạn chế thiệt hại.
– Loại bỏ các chất gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… có trong nước. Dùng EDTA 2 muối , 4 muối Hà Lan, thiosulphate Ấn Độ để xử lý.
– Các ao nuôi khi có tôm bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly, không xả nước thải, tôm chết ra ngoài môi trường.
– Không thả nuôi tôm mật độ quá cao, mật độ nuôi quá cao sẽ làm tăng cơ hội lây lan bệnh.
– Chủ động phòng bệnh, sử dụng phương pháp xử lý sinh học nhằm bổ sung chủng vi khuẩn có lợi Bacillus như các sản phẩm Biopro Tablet, Biopro Powder, EHP Aqua, EHP Pro, Prozyme, Or Pro, SEED, Clostridium Butyricum, Bacilus Claussi, Bacillus Subtilis, Bacillus Licheniformis,… để giảm tích lũy chất hữu cơ có trong ao.

3. Quản lý sức khoẻ:

– Lấy mẫu động vật hàng tuần để kiểm tra sức khỏe và cử nhân viên được đào tạo đến kiểm tra HP (gan tuỵ) để phát hiện bệnh sớm và dùng biện pháp phòng ngừa bệnh tránh lây lan ra các ao khác.
– Tôm suy yếu sẽ dễ nhiễm các bệnh, vì vậy cần phảm giảm thiểu căng thẳng cho tôm. Có thể cho ăn bổng sung thêm Yucca Star Liquid, Yucca Star Powder, Vita Kingdom, Betaglucan (Yeast Cell Wall).
– Theo dõi các biểu hiện bất thường của tôm thường xuyên để kịp thời phòng bệnh.

4. Quản lý nguồn thức ăn

– Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung hỗn hợp vitamin C, vitamin E, vitamin tổng hợp, betaglucan.
– Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm ăn vừa đủ, tránh để dư thừa

 

Nguồn: BQ&Q tổng hợp