Stress là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như nhiệt độ nước tăng giảm bất thường, hàm lượng oxy giảm thấp, khí độc tăng cao và độ mặn thay đổi đột ngột.
- Nguyên nhân gây stress cho tôm.
- Thay đổi thời tiết, khí hậu: thời tiết nắng gắt kéo dài, trời âm u, mưa nhiều ngày…
- Thay đổi thức ăn đột ngột
- Nuôi ghép
- Vận chuyển, nuôi nhốt: quá trình vận chuyển tôm giống, sang tôm…
- Thả tôm không đúng cách: thả tôm vào thời điểm không thích hợp..
- Mật độ nuôi: Khi mật độ nuôi quá dày mà các yếu tố môi trường không đảm bảo là nguyên nhân làm tôm bị stress.
- Dùng thuốc quá liều quy định: xử lý nước bằng hóa chất quá liều hoặc hóa chất gây độc cho tôm…
- Chất lượng nước kém: thiếu oxy, pH cao, khí độc H2S, NO2, NH3 vượt ngưỡng, chất rắn lơ lửng, hàm lượng kim loại cao…
- Tôm bị bênh: Tôm bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus.
- Cách phát hiện tôm bị stress.
Tôm bị stress có thể giảm ăn, đôi khi bỏ ăn, màu sắc cơ thể cơ thể bất thường như cơ thể chuyển sang màu tím nhạt, hồng nhạt hoặcsẫm hơn so với bình thường. tôm dể bị cong thân đục cơ.
Stress phổ biến ở tất cả các ao nuôi tôm, và đặc biệt ở các ao nuôi tôm thâm canh
- Tác hại của stress.
Stress gây hại thầm lặng cho tôm nhưng cũng rất nguy hiểm bởi khi tôm bị stress trao đổi chất bị rối loạn, dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất,
- Biện pháp giúp tôm vượt qua stress.
- Chủ động giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân gây ra stress và cho tôm ăn một cách có hiệu quả
- Ao đang có tôm cần chọn thuốc sát trùng có độ an toàn cao như Sản phẩm diệt khuẩn
- Nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị bệnh phân trắng
- Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo oxy, ở vùng rìa chất thải tối thiểu 4ppm.
- Thường xuyên sử dụng VITAMIN C trộn cho tôm ăn hoặc tạt vào nước đặc biệt vào mùa lạnh và nắng nóng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng. Đồng thời định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước như men vi sinh, enzyme…