Giới thiệu và phân loại
Ngoại trừ các nguyên tố hydro, cacbon, nitơ và oxy, có khoảng 20 nguyên tố khoáng vô cơ được coi là thiết yếu đối với đời sống động vật, bao gồm cả cá và tôm. Các thành phần khoáng chất thiết yếu thường được phân loại thành hai nhóm chính theo nồng độ của chúng trong cơ thể động vật: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng
Khoáng đa lượng
– Thành phần thiết yếu của mô cơ và vỏ
– Kích thích một số enzymes,dẫn truyền xung thần kinh
– Kết hợp với phospho lipid để điều chỉnh thẩm thấu cho tế bào
– Tôm hấp thu được qua đường tiêu hóa, mang, vỏ
– Là thành phần thiết tạo thành vỏ, đóng vai trò trung tâm trong chuyển hóa năng lượng và tế bào
– Tham gia vào thành phần các chất quan trọng của phospho lipid, phospho protein, ATP, creatin phosphate và những enzymes quan trong khác
– Phospho có thể được hấp thu qua mang, vỏ nhưng chủ yếu được hấp thu qua đường ăn. Tỷ lệ muối phospho hấp thu phụ thuộc vào axit dạ dày của động vật. Đối với tôm muối phospho rất khó hấp thu
– Là thành phần thiết yếu tạo thành vỏ tôm, đóng vai trò là chất hoạt hóa một số enzymes quan trọng
– Đóng vai trò kích thích cơ và thần kinh, cân bằng acid – base nội bào, tham gia quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, protein và lipid
– Magiê dễ dàng được hấp thụ qua đường tiêu hóa, mang, vỏ của tôm.
– Natri, kali, và clo gần như hoàn toàn có trong chất dịch và các mô mềm của cơ thể, natri và clo được tìm thấy chủ yếu trong chất dịch cơ thể, kali chủ yếu trong các tế bào
– Chúng phục vụ một chức năng quan trọng trong việc kiểm soát áp suất thẩm thấu và cân bằng acid-base. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa nước
– Kali, natri và clorua dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa, da, vây, mang của cá và giáp xác
Lưu huỳnh
– Lưu huỳnh là một thành phần thiết yếu của một số axit amin quan trọng (methionin và cystine), vitamin (thiamine và biotin), insulin nội tiết tố và vỏ.
– Là sulphate, lưu huỳnh là một thành phần thiết yếu của heparin, chondroitin, fibrinogen và taurine.
– Lưu huỳnh được cho là tham gia vào quá trình giải độc các hợp chất trong cơ thể động vật.
– Chủ yếu hấp thu qua đường tiêu hóa
Khoáng vi lượng
Sắt, đồng, kẽm, cobalt, manganse, iod, nickel, cadmium, selen, crom, vv..
– Nhìn chung khoáng vi lượng giữ vai trò chính trong chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng
– Là thành phần chính của những enzymes quan trọng trong cơ thể động vật
– Chức năng bảo vệ tế bào, chống lại những tổn thương do oxy hóa
– Khoáng vi lượng chủ yếu hấp thu qua môi trường nước và đường tiêu hóa.
– Khoáng chất là thành phần thiết yếu của cấu trúc xương như xương và răng, vỏ.
– Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu, và điều chỉnh sự trao đổi nước và chất trong cơ thể động vật.
– Khoáng chất đóng vai trò cấu thành cấu trúc của mô.
– Khoáng chất rất cần thiết cho việc truyền xung thần kinh và cơ.
– Khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng acid-base của cơ thể, và do đó điều chỉnh độ pH của máu và các chất dịch trong cơ thể.
– Khoáng chất phục vụ như là thành phần thiết yếu của nhiều enzyme, vitamin, hormones, và sắc tố, hô hấp, hoặc như các chất hoạt hóa trong quá trình trao đổi chất, chất xúc tác và chất kích hoạt enzyme.
Nguồn: Tham khảo và tổng hợp từ internet