Mưa ảnh hưởng gì đến ao tôm ?
Mưa ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, cả về trực tiếp và gián tiếp. Vì vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết lên môi trường nuôi tôm
1. Những ảnh hưởng trực tiếp
– Mưa thường làm nhiệt độ môi trường giảm xuống 5-6 độ C, hoặc có thể thấp hơn nếu có áp thấp hoặc bão, kèm theo sự hòa tan của CO2
– Kèm theo nước mưa thường có độ PH từ 6.2 – 6.4, trời mưa không có ánh sáng, làm tảo không quang hợp là nguyên nhân làm cho PH trong ao giảm đi. Bên cạnh đó, nước mưa cũng phần nào làm giảm độ mặn độ cứng trong ao.
– Mưa cũng làm tăng các vật chất lơ lửng trong ao do sự rửa trôi từ bờ ao, chính nguyên nhân này làm tăng độ đục, hạn chế ánh sáng xuống ao gây ra hiện tượng suy giảm tảo (sụp tảo) đột ngột
– Mưa cũng làm cho sự phân tầng độ mặn trong ao diễn ra cao hơn
2. Các ảnh hưởng gián tiếp
– Khi mưa xuống tảo tàn đột ngột ngay sau mưa hoặc ngay cả khi đang mưa, do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra. Nhưng nguyên nhân chính do giảm PH đột ngột làm giảm nồng độ khoáng chất, tăng độ đục và cuối cùng là giảm cường độ ánh sáng.
– Tảo tàn và các tế bào tảo chết lắng xuống ao các chất hữu cơ bị phân hủy 1 lượng lớn chất hữu bị phân hủy do tảo chết là điều kiện lý tưởng cho sự gia tăng nhanh của vi khuẩn gây bệnh.
– Làm hàm lượng Oxy hòa tan trong ao giảm mạnh (ta có thể kiểm chứng hàm lượng Oxy trong ao tại các thời điểm khác nhau trong ngày). Nguyên nhân do nhu cầu Oxy (BOD) của vi khuẩn dị dưỡng tăng cao để phục vụ cho hoạt động phân giải tảo, cũng chính các hoạt động của vi sinh vật này sản sinh ra lượng lớn CO2 làm giảm PH hơn nữa
– Một loạt các hiện tượng trên (nhiệt độ, PH, Oxy) tạo các điều kiện bất lợi, tác động lớn đến sức khỏe cho nuôi tôm.
3. Nhiệt độ
– Nhệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của tôm. Thông thường nhiệt độ nước giảm xuống 1 độ, tôm sẽ bỏ ăn 10% và khi mưa nhiệt độ nước ao giảm từ 3-5 độ C. Vì vậy sức ăn của tôm có thể giảm ít nhất 30% so với thông thường.
– Bên cạnh đó sự phân tầng nước sẽ khiến tôm kéo đàn đến nơi có nhiệt độ và độ mặn cao hơn, tránh sự xáo trộn bên mặt do mưa. Nhưng chính nơi này lại chứa nồng độ Oxy hòa tan thấp, nồng độ khí độc cao. vì nơi đây thường tích tụ thức ăn thừa chứa nhiều vi khuẩn gây hại, làm tình trạng thiếu Oxy và sự ảnh hưởng của PH thấp
4. PH
PH thấp tạo điều kiện cho tảo lam phát triển, các tảo khác tàn đột ngột, cung cấp lượng lớn chất hữu cơ cho vi sinh vật hiếu khí tăng mạnh, sản sinh ra lượng CO2, Oxy giảm nhanh.
5. Oxy hòa tan
– Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong nuôi tôm, độ bão hòa oxy trong nước thấp hơn 25 lần so với không khí. Vì vậy Oxy luôn là yếu tố hạn chế đầu tiên đối với bất cứ mô hình, đối tượng thủy sản nuôi nào.
– Khi mưa kéo dài hoặc sau 1-2 ngày mưa gây nên hiện tượng mang bị đen, đây là biểu hiện rõ rệt của khí độc H2S
– Việc mất tảo, thiếu quang hơp, cùng với nhu cầu Oxy tăng cao làm cho lượng Oxy giảm thấp, để khắc phục các trở ngại trên cần có các tác động cơ học. Nếu không có biện pháp kịp thời hàm lượng Oxy có thế giảm ở mức thấp nhất đến 3ppm, Oxy thấp sẽ làm tăng khả năng chuyển hóa Sunfat và tăng H2S trong ao nuôi nhanh chóng
6. Độ mặn và độ cứng
Việc giảm nồng độ các ion hòa tan có ảnh hưởng đến hoạt động sống và cân bằng nội tiết tố của tôm. Tôm lột vỏ thời gian mưa, trong mưa và sau mưa không thể có đầy đủ ion Ca và Mg để làm cứng vỏ, vì vậy sẽ làm gia tăng tình trạng ăn thịt lần nhau gây nên bệnh nhiễm trùng và tạo điều kiện cho các mầm bệnh vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể của tôm.
7. Sóng và gió
Mưa thường kèm theo gió và tạo sóng trên bề mặt ao, ở ao có diện tích về mặt càng lớn thì sóng càng to.
Sóng tạo ra sự xói mòn bờ ao, làm tăng độ đục ao nuôi, góp phần làm tảo tàn nhanh hơn.
Biện pháp tạm thời
– Làm sạch các kênh thoát nước lắp máy bơm thoát nước để vận hành bơm xả nước mưa khi mực nước cao
– Đặt bao CaCO3 quanh bờ, tạo bức tường thành, khi mưa CaCO3 sẽ hòa tan vào ao giúp duy trì PH, độ cứng và các ion.
– Sửa chữa và gia cố bờ kênh cấp thoát nước, tráng sạt lở.
– Trong khi mưa cần xả nước mặt, đo hàm lượn Oxy liên tục để có biện pháp khắc phục kịp thời, nếu PH giảm có thể dùng CaCO3, giảm cho tôm ăn.
– Bật tất cả sục khí, quạt nước và duy trì Oxy hòa tan trên 4ppm
Xử lý môi trường sau mưa
– Theo dõi hoạt động của tôm: màu sắc, hình dạng, sức ăn…
– Kiểm tra chỉ tiêu môi trường: Độ mặn, PH, độ đục, DO, Khí độc
– Xả bớt lượng nước bề mặt trong ao, độ sâu tối ưu từ 1,2m 1,5m.
– Tăng kiềm bằng cách dùng Dolomite 10-20kg/1.000m3
– Bón CaCO3 để cân bằng PH với lượng 15-10 kg/100m2