Chủ động phòng bệnh do vi khuẩn và virus từ đầu vụ nuôi năm 2020
Ngành công nghiệp nuôi tôm tại Việt Nam đã và đang ngày càng phát triển lớn mạnh. Song song với vấn đề đó, người nuôi phải đối diện với thực trạng dịch bệnh xảy ra liên tục. Theo thông tin từ tổng cục thủy sản cập nhật, hiện nay có 3 dịch bệnh chính và thách thức hàng đầu cho tôm nuôi là :
Bệnh đốm trắng ( WSSV)
Bệnh hoại tử gan tụy cấp ( AHPND / EMS )
Bệnh chậm lớn do vi bào từ trùng ( EHP )
Ba dịch bệnh chính này không chỉ gây ra thiệt hại cho tôm nuôi tại Việt Nam mà còn là tình hình chung của toàn cầu. Cục Thú Y và Viện Nuôi Trồng Thủy Sản II cũng đã có những báo cáo về thiệt hại gây ra.
Trong chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm nước lợ của Cục Thú Y triển khai năm 2019, kết quả cập nhật đến ngày 11.09. 2019 cho thấy: Tổng số mẫu thu kiếm trên 8 tỉnh thành là 1.480 mẫu. Tỉ lệ nhiễm đốm trắng chiêm 15,72%, bệnh hoại từ gan tụy cấp 6,55%, bệnh chậm lớn do EHP 6,03 %.
Viện nuôi trồng thủy sản II cũng cập nhật tỷ lệ nhiễm bệnh trên tôm giống qua các năm
Từ các khó khăn trên, nhiều phương pháp được đưa ra nhằm ngăn chặn và phòng ngừa dịch bệnh như xử lý nước, nền đáy ao và ven bờ … trước khi thả tôm.
Xử lý đáy nước trước khi thả tôm
- Bón vôi để khử phèn, diệt mầm bệnh, rong tảo, khử phèn, ổn định hệ đệm nước ao. Lấy nước vào 1.5m, rồi xả nước ra, tiến hành bón vôi cải tạo. Vùng phèn nên dùng CaO khi cải tạo ao, tốt nhất nên kiểm tra pH.
- Khử trùng đáy ao nên dùng Chlorine là 50 – 100 g/m3, khử trùng nước 20 – 30 g/m3. Chlorine được dùng phổ biến nhất với liều xử lý là 20 – 30 ppm nếu pH nước < 7,5. Liều lượng này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước và độ pH của nước.
- Trung hòa Clorin bằng Thiosulphate, Thiosunphate còn loại bỏ các dư lượng hóa chất (chlorine, thuốc trừ sâu, kháng sinh,…) trong nguồn nước ao nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh có lợi, tảo có lợi phát triển ổn định…Tăng cường khả năng kết tủa, lắng đọng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, giảm lượng phèn đáng kể.
Trong quá trình nuôi, phải triệt để áp dụng các biện pháp dự phòng, như trộn vitamin C, vitamin E, betaglucan hoặc các men vi sinh, men tiêu hóa vào thức ăn. Không nên sát khuẩn nước định kỳ và phòng bệnh bằng kháng sinh khi tôm phát triển bình thường. Cần chủ động nguồn nước sạch một khi dịch bệnh phát sinh, phải tăng cường thay nước để tiêu độc.