Trong những tháng cuối năm 2019, tình hình thời tiết trở nên xấu do bão lũ gây ngập nước kết hợp với nhiệt đô thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên tôm bùng phát manh. Trong đó, bệnh vi bào từ trùng EHP gây chậm lớn trên tôm nuôi đang là đề tài nóng hiện nay
Một số vấn đế cần biết về EHP (Enterocytozoon hepatopenaci)
+ Đây là một loại ký sinh đơn bào có hình bào tử oval, kích thước 12-08 um.
+ Tốc độ lây lan của bệnh EHP trên tôm rất nhanh.
+ Rất khó loại bỏ EHP bằng giải pháp khử trùng thông thường.
+ Không có dấu hiệu làm sàng cho bệnh EHP giai đoạn đầu
+ EHP không gây chết tôm nhưng là tác nhân cho vibrio tấn công gây bệnh chết sớm và bệnh phân trắng trên tôm
+ Hiện taji chưa có giải pháp đặc trị vi bào tử trùng EHP ngoài việc tầm soát bệnh sớm và hạn chế các tác nhân cơ hội như Vibrio ký sinh trùng
Do đó giải pháp duy nhất cho bà con nông dân là chủ động phòng bệnh ngăn chặn EHP ngay từ giai đoạn chọn lưa tôm giống không mang mầm bệnh EHP, cải tao ao kỹ, quản lý mỗi trường và tôm nuôi trong suốt vụ nuôi, đồng thời tiêu diệt và ngăn chặn vibrio, ký sinh trùng để giảm tác hại của EHP.
1. An toàn sinh học đối với tôm giống
Chọn những con giống chất lượng, đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn và cho phép truy xuất nguồn gốc dễ dàng. Đảm bảo các tiêu chuẩn về bệnh trên tôm như WSSV, EMS, EHP…
2. Cải tạo ao kỹ trước khi thả tôm
Kiểm soát mầm bệnh từ đáy ao nuôi: sên vét bùn đáy, kiểm tra lượng vibrio tổng số, mầm bệnh nguy hiểm như đốm trắng, EMS và đặc biệt là EHP.. đổi với những ao cải tạo lại hay có vấn đề chậm lớn ở vụ nuôi trước đó. Kiểm tra bằng biện pháp PCR, test khuẩn sau xử lí để đảm bảo cho việc chuẩn bị ao nuôi tốt nhất.
Đối với ao có tiền sử tôm bị bệnh chậm lớn, nên cải tạo như sau:
– Rải 6 tấn/ha Cao (vôi tôi, vôi sống, vôi nung hoặc vôi nóng) dưới đáy ao (10-12 cm)
– Làm ẩm đáy ao để hoạt hóa vôi, sau đó ngâm trong một tuần trước khi lấy nước vào.
_ Sau khi sử dụng vôi thì pH đất sẽ tăng lên mức 12 hoặc cao hơn, nhưng sau một thời gian pH sẽ trở lại bình thường
Nên dụng Chlorin AquaFit 70%để diệt khuẩn trước khi thả tôm.
3. Kiểm soát Vibrio và Ký sinh trùng trong suốt quá trình nuôi
Nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vụ nuôi tôm, đặc biệt vào những tháng cuối năm. Người nuôi cần quản lí chặt chẽ những yếu tố này, hạn chế các tác nhân làm tôm nuôi sốc do biến động nhiệt độ và độ mặn, ảnh hưởng đến sức để kháng và khả năng chống chọi các yếu tố bất lợi trong ao dẫn đến việc tôm dễ stress và nhiễm bệnh.
Tăng cường sức khỏe cho tôm bằng cách thường xuyên bổ sung vào nước ao và khẩu phần ăn các lượng Khoáng chất, đạm thủy phân, Vitamin- chất điện giải cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, hấp thu tốt khoáng chất trong ao
Vita Kingdom – Vitamin tổng hợp EU – Đạm thủy phân cao cấp
Kiểm soát môi trường nước định kì, đặc biệt vào các giai đoạn tôm lớn trên 45 ngày tuổi, nước thường có hiện tượng keo, nhớt, ván cuối gió nhiều vì vậy cần tăng cường bổ sung các chủng vi sinh và enzym xử lý nước, ngăn chặn triệt để các mầm bệnh.