Biện pháp phòng bệnh cho thủy sản

Đối với vật nuôi thủy sản, vấn đề phòng bệnh luôn đặt lên hàng đầu. Hiện nay, khi mà nắng nóng đang ở đỉnh điểm và các cơn mưa đến bất chợt gây nhiều ảnh hưởng cho vật nuôi. Việc bảo vệ và tăng sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế các tác động môi trường gây dịch bệnh càng phải chú trọng. Sau đây là một vài biện pháp phòng bệnh cho thủy sản bạn có thể tham khảo thêm.

 

Biện pháp phòng bệnh cho thủy sản

Ao nuôi

Cần chọn lựa địa điểm phù hợp, thuận lợi cho việc cấp và thải nước. Trước khi nuôi cần cải tạo nguồn nước thật kỹ, hạn chế các mầm bệnh còn tồn tại trong đất. Nguồn nước phải đảm bảo không chứa tác nhân gây bệnh, các chỉ tiêu trong nước cũng luôn ở mức ổn định để tránh làm vật nuôi bị sốc.

Biện pháp phòng bệnh cho thủy sản

Giống

Nên chọn lựa nguồn giống có xuất xứ rõ ràng và được kiểm dịch bơi các cơ quan chức năng. Bạn cũng nên thả giống phù hợp với mùa vụ, mật độ thả hợp lý để tránh các yếu tố bất lợi cho vật nuôi.

Thức ăn

Nên chọn thức ăn phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, không nên tận dụng thức ăn đã để lâu, ẩm mốc… Cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bên cạnh đó có thể bổ sung thêm các thảo dược hoặc các nguyên liệu vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, bổ gan… để tăng sức đề kháng cho vật nuôi… Đặc biệt canh cho ăn vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều gây hao phí và đặc biệt thức ăn thừa sẽ gây ô nhiễm môi trường nước trong ao.

 

Quản lý các yếu tố môi trường nuôi

Độ sâu

Luôn luôn đảm bảo mực nước ao nuôi trên 1 m, đặc biệt trong mùa nắng nóng mực nước càng sâu, môi trường sống càng ổn định. Mực nước lý tưởng nhất là 1,5 m.

Màu nước

Luôn duy trì màu nước có màu xanh lá cây pha nâu, nâu vàng hoặc xanh lá chuối non.

Độ trong

Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại, khi độ trong cao, hàm lượng oxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và oxy về ban đêm, gây sốc cho tôm, cá. Độ trong nước ao nuôi nên duy trì từ 40 – 60 cm trong vòng 2 tháng đầu. Đến tháng thứ 3 trở đi, duy trì độ trong từ 35 – 45 cm.

Độ mặn

Trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi. Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao.

pH

Duy trì pH nước trong khoảng 7,5 – 8,5. Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, thay nước và bón vôi sống (CaCO3), vôi dolomite (CaMg(CO3)2) với tỷ lệ 150 – 300 kg/ha. Ngay sau khi trời mưa to, cần bón vôi xuống ao, rắc vôi dọc theo bờ ao.

Độ kiềm

Sau khi điều chỉnh pH, cần duy trì độ kiềm 80 – 120 mg/l. Để duy trì độ kiềm, dùng các biện pháp sau:

  • Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao.
  • Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 – 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ.
  • Khi cần thiết và điều kiện cho phép, cần thay nhanh nước ao bằng nguồn nước mới để giảm khẩn cấp hàm lượng NH3 trong ao nuôi.