Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản bằng enzym

Enzyme là một trong nhiều loại protein của hệ thống sinh học. Đặc điểm cơ bản của chúng là chất xúc tác đẩy nhanh tốc độ phản ứng sinh hóa trong đất và nước ao nuôi. Đây là sản phẩm được chuyển hóa từ động vật, thực vật bậc cao và các dạng đơn bào đơn bào khác… Ví dụ như từ các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus lentus, Bacillus amyloliquifaciens và Bacillus stearothermophils; Từ nấm: Triochoderma longibrachiatum, Asperigillus oryzae, Asperigillus niger và nấm men…

Mỗi enzyme có một phản ứng đặc trưng riêng cho mỗi kiểu xúc tác của nó, ví dụ: enzyme Protease có khả năng thủy phân các protein không hòa tan, Cellulase xúc tác bẻ gãy hợp chất Cellulose; Beta-Glucosidase xúc tác để thủy phân và giảm cấp sinh học các Beta-Glucosides có mặt trong các mảnh vỡ thực vật; lipase xúc tác cho các chất béo.

Chúng tham gia vào tất cả các loại hình đồng hóa và dị hóa của quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Enzyme cung cấp các công cụ bổ sung hiệu quả nhằm bất hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh dưỡng của protein từ thực vật trong thức ăn.

Ứng dụng enzym trực tiếp trong nuôi trồng thủy sản.

Tùy theo nguồn gốc chiết xuất, thành phần enzyme mà tác dụng của chúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong ao nuôi thủy sản, một phức hệ enzyme hiệu quả sẽ có các tác dụng sau:

  • Thúc đẩy quá trình phân hủy các thành phần thức ăn thành những chất dễ tiêu hóa hơn, giúp vật nuôi tối đa khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Thúc đẩy quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ diễn ra bên trong ao nuôi như xác tảo tàn, thức ăn dư thừa, phân tôm… Giúp giảm khí độc, hạn chế tiêu hao oxy,ổn định màu nước. Góp phần tạo ra môi trường tốt nhất để tôm, cá phát triển.

Các giai đoạn cần bổ sung enzyme

Giai đoạn vật nuôi còn nhỏ: Lúc này các cấu trúc, chức năng hệ tiêu hóa của vật nuôi chưa phát triển đầy đủ, cần bổ sung enzyme để vật nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Giai đoạn vừa hết bệnh: Cơ thể vật nuôi lúc này cần hấp thu dinh dưỡng, để phục hồi tăng trưởng sau một thời gian bị suy yếu do dịch bệnh

Môi trường bất lợi và vật nuôi có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn: Lúc này cơ thể vật nuôi đang trong giai đoạn mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài, cần bổ sung enzyme để hỗ trợ chức năng tiêu hóa của vật nuôi, cũng như phân hủy đi lượng thức ăn dư thừa, hạn chế rủi ro dịch bệnh.

Kết luận

Sử dụng enzyme đặc hiệu kết hợp với chế phẩm vi sinh là một hướng đi lâu dài, bền vững vừa tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Và quan trọng hơn, hai yếu tố này giúp gia tăng lợi nhuận lâu dài cho người nuôi.

(Theo The FishSite)