CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÓNG RONG TRÊN TÔM SÚ, THẺ

Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện nhiều bệnh hại trong đó bệnh đóng rong trên tôm sú, tôm thẻ khá phổ biến, tuy không gây hại như các khác nhưng bệnh đóng rong cũng gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm.

Để có thể phòng ngửa và điều trị hiệu quả bệnh đóng rong trên tôm người nuôi cần phải phát hiện bệnh kịp thời và xác định tác nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh đóng rong trên tôm sú, tôm thẻ

– Bệnh được xác định là do các động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, vi nấm…gây nên. Các cá thể tôm yếu không thể lột xác bình thường dễ bị các vi sinh vật và các chất vô cơ bám vào phần vỏ gây ra bệnh đóng rong.

– Đối với các ao nuôi không thường xuyên xử lý nước và cho ăn thức ăn hữu cơ dư thừa thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn, rong và tảo phát triển mạnh rất dễ xảy ra bệnh.

Các dấu hiện bệnh “đóng rong” trên tôm

– Mang tôm bị đóng rong thường đổi màu thậm chí đổi sang màu đen, vỏ tôm trơn nhớt trông như có 1 lớp tảo bám ở bề mặt.

– Toàn thân tôm bị dơ, đặc biệt là vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ, tôm bị đóng rong trên vỏ thường có màu xanh hoặc màu đen xám giống như bùn.

Ảnh hưởng của bệnh đóng rong đối với tôm nuôi

– Tôm bị đóng rong thường rất yếu, bỏ ăn, di chuyển ít và tấp mé bờ. Mang tôm bị tổn thương hoặc biến đổi màu sác.

– Nếu bệnh nặng sẽ phát hủy vỏ tôm và xâm nhập vào cơ thịt của tôm. Bên cạnh đó bệnh còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại khác xâm nhập vào cơ thể của tôm nuôi.

Phòng bệnh đóng rong trên tôm thế nào cho hiệu quả

– Cần cho ăn với mức độ hợp lý, tránh tình trạng dư thừa thường xuyên làm tăng chất dinh dưỡng trong ao tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

– Người nuôi nên thường xuyên xử lý đáy và nước ao nuôi  bằng vi sinh và enzyme để làm sạch nước, phân hủy các chất dư thừa tích tụ nhiều ngày ở đáy ao nuôi.

– Nên đảm bảo lượng Oxy hòa tan trong nước giúp tôm khỏe, kết hợp trộn các vitamin vào khẩu phần ăn của tôm nuôi để tăng cường đề kháng.

Điều trị bệnh đóng rong trên tôm

– Khi phát hiện bệnh đóng rong người nuôi nên giảm ngay lượng thức ăn từ 5 – 10%, kết hợp trộn thêm các vitamin để tăng cường đề kháng  và chống stress cho tôm

– Kết hợp diều trị bệnh bằng Pronopol và DBPNA để trị bệnh

– Tiến hành cấy thêm men vi sinh để diệt các loài tảo gây bệnh, làm sạch đáy và nước ao nuôi ngăn chặn ngay mầm bệnh.