Ao tôm có nhiều bọt trắng lâu tan thì phải xử lý như thế nào?

Váng bọt trong ao tôm là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp đối với những ao nuôi tôm lâu năm nhưng đây lại là những dấu hiệu cho thấy sự bất thường của các yếu tố chất lượng nước trong ao.

Bọt trắng xuất hiện rải rác phía sau dàn quạt và nằm cuối hướng gió và tan nhanh thì đây là hiện tượng bình thường trong nước nuôi. Nhưng nếu bọt trắng dày đặc và lâu tan thì đây là hiện tượng đáng lưu ý, cho thấy chất  lượng nước kém gây cản trở quá trình hô hấp của tôm.

Để hạn chế các tác động của váng bọt lên ao tôm cần hiểu rõ nguyên nhân hình thành và cơ chế tác động để có những phương pháp quyết triệt để vấn đề này.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng bọt trắng

1. Do tảo tàn:

Tảo là thành phần bắt buộc không thể thiếu trong ao nuôi tôm, nhóm tảo tảo khuê (Cheatoceros, Nitzschia, Navicula…), tảo lục (Scenedesmus, Chorella, Oocyctis…) là nhóm tảo có lợi, đây là nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho tôm. Bên cạnh đó nhóm tảo còn sinh oxy, che chắn bớt ánh nắng, giúp ổn định nhiệt độ. Đặc biệt nhóm tảo lục (Chlorophyta) còn ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn vibrios trong ao nuôi, giúp tôm phát triển khỏe mạnh, nếu vì những nguyên nhân nào đó gây ra chết tảo, sẽ làm tảo tàn, do đó khi bật quạt nước sẽ xuất hiện các váng bọt dày đặc và lâu tan.

2. Do sự hình thành các loại khí độc trong ao tôm:

Sự quản lý môi trường nuôi chưa tốt sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành các loại khí độc trong ao nuôi như: NH3, NO2, H2S, các khí sản sinh sẽ  kết hợp lượng oxy hòa tan trong  nước để chuyển hóa thành dạng ít độc hơn và sẽ nhanh chóng phóng thích khỏi môi trường, những khí độc này chính là nguyên nhân là biến đổi chất lượng nước trong ao và gây nên các hiện tượng váng bọt trong ao. Khi nước ao nuôi có  pH cao và nhiệt độ cao khả năng gây độc cho tôm càng gia tăng. Đây là nguyên nhân rất nguy hiểm, do đó bà con nên kiểm tra và kịp thời xử lý.

3. Sự tăng trưởng của vi sinh vật dạng sợi:

Khi nước ao thiếu N và P  sẽ thúc đẩy sự phát  triển của vi sinh vật dạng sợi như: Microthrix parvicellaNocardioforms. Đây là vi sinh vật có khả năng   sản sinh ra  các hợp chất kỵ nước kết nối  các bọt  khí tạo váng bọt, đồng thời  khi  chết đi nhóm vi sinh vật dạng sợi  còn phóng thích  các chất bề mặt sinh học  làm nước tăng độ nhớt, quá trình tạo váng bọt càng gia tăng.

4. Việc lạm dụng quá nhiều thuốc sát khuẩn, diệt khuẩn và các loại thuốc cho tôm:

Các chất hoạt động bề mặt như: anionic, linear alkylbenzenesulphonic axit, sodium lauryl ether sulphate, ankyl monoetanolamit,…thường được các nhà sản xuất  đưa vào các loại hóa chất xử lý nước để làm giảm tác động bề mặt giữa chất 2 chất lỏng, giúp thuốc sát trùng phân tán tốt hơn trong ao nuôi, làm  tăng tác động của sản phẩm. Sự hiện diện của chất  hoạt động bề mặt trong sản phẩm sẽ  làm tăng độ nhớt của nước, là nguyên nhân tạo bọt khi chạy quạt nước hoặc sục khí trong ao nuôi.

5. Trong ao có quá nhiều chất rắn lơ lửng:

Nguyên nhân là do dùng vôi kém chất lượng để tăng độ kiềm nước ao, mức nước ao thấp, đất sét ven bờ  bị rữa  trôi vào ao sau mưa, thức ăn dư thừa, nuôi mật độ cao,…làm tăng độ đục, độ nhớt của nước dẫn đến tạo váng bọt trong ao nuôi.

Để hạn chế ao nổi bọt cần xử lý tận gốc cần:

+ Tăng cường oxy tối đa bằng chạy quạt hoặc sử dụng oxy viên

+ Vớt tảo tàn

+ Giảm lượng thức ăn và các tác nhân phát sinh làm tăng khí độc trong ao

+ Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu và chất lượng nước như: pH, nhiệt độ, Oxy, khí độc…

+ Sử dụng các chế phẩm vi sinh định kì để cải thiện chất lượng nước